Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Học cắt may online đồ bộ thun mặc nhà căn bản


Các bạn muốn tự may cho mình một bộ đồ mặt ở nhà các bạn có thể tìm sách của cô Triệu Thị Chơi để tự học. Nhưng vì mình đã may nhiều nên công thức cắt may có hơi khác những gì trên sách ( kinh nghiệm thực tế mà hì hì). Hi vọng sẽ giúp được ít nhiều cho các bạn.
Suy nghĩ là vậy nhưng khi viết lên mình gặp một số vấn đề, mà vấn đề lớn nhất là biểu diển hình ảnh sang ngôn ngữ chữ viết cho các bạn dễ hiểu, vì mình không có máy ảnh mà. Thôi cứ viết, các bạn có gì thắc mắc cứ comment cho mình.
Chúng ta bắt đầu nhé.
Trước tiên mình sẽ hướng dẫn các bạn tự may một bộ đồ thun mặc nhà nhé. Nhớ đây là công thức cho vải thun nhé,
Đầu tiên các bạn sẽ vẽ quần trước nhé.

Cách đo:
- Dài quần=95cm ( Đo từ ngang eo xuống gót chân )
- Vòng mông= 88cm ( Đo quanh chỗ nở nhất của mông)
- Vòng eo=70cm ( Đo vừa sát quanh eo)
- Hạ gối=55cm ( Đo từ ngang eo xuống đến giữa đầu gối)
- Rộng gối=38cm ( Đo vòng quanh gối hơi rộng một chút)
- Ống quần= 20cm ( Cũng tùy vào các bạn thích ống lớn hay nhỏ).
Cách vẽ:
- Trước khi vẽ, gấp hai biên vải trùng nhau, bề trái vải quay ra ngoài. Biên vải quay về phía người cắt. Đầu vải về phía tay phải.
- Vẽ một đường phấn sát mép biên vải B1, từ đường phấn đo vào 3cm làm đường may BB1 ( lên lai quần).
- Từ biên vải chừa 2cm làm đường may
- Từ đường B đo dài quần AB = 95cm vẽ đường phấn A.
- Từ A đo lên A1 3cm ( Đường may lưng thun, có thể lớn hay nhỏ hơn tùy bạn dùng dây thun bản to hay nhỏ.)
- Từ đường A hạ gối 55cm ta được đường D
Sau khi có được 6 đường cơ bản ta bắt đầu vẽ chi tiết.
Ta chừa vào trước 2cm để làm đường may trước rồi hãy xác định điểm C nếu bạn vẽ trực tiếp lên vải luôn.
- Từ đường C ta đo qua mông CC1 = (M/4+10)-4=(88/4+10)-4=28cm.
- Từ C1 vào 3cm ( vào đáy) C1C2
Vẽ đường chính trung:
- Từ CC2 ta chia đôi ta có CC3=C2C3= 12.5cm
- Từ C3 kẻ 1 đường thẳng song song và cách đều đường AB
Vẽ đường ngang eo
- AA3= CC2-2cm
- Từ A giảm vào 2cm ( Có thể giảm hoặc không, nhưng thường thì mình giảm để giảm độ dún của thun khi may)
- Nối A4C sau đó ta đánh cong 0.5cm
- Nối A3C2 ta được đường đáy. Vẽ đường đáy.
Ngang gối , ngang ống
- Ngang gối DD2 = 38/2=19cm. DD3=D3D2
- Ngang ống BB2= 40/2=20cm. BB3=B3B2. Với độ rộng ống các bạn có thể điều chỉnh tùy theo sở thích của mình muốn ống nhỏ hay lớn.
Ta nối tất cả các điểm trên lại theo hình vẽ, ta sẽ có được một hình vẽ quần cơ bản nhất
Khi cắt ta chừa đường may, ở đây mình không chừa đường may phần đáy vì trong công thức đã có rồi. Ta chỉ cần chừa từ 1,5 đến 2cm đường C1B2D2 và đường ACDB thôi.
Vậy là mình đã có một hình vẽ quần hoàn chỉnh rồi, chỉ việc cắt, vắt sổ và may thôi. Vì thường chúng ta sẽ có hai khổ vải 1m2 và 1m6 nên khi cắt quần bạn có thể nhìn theo sơ đồ mà đặt chi tiết quần để cắt
* Chú ý: nếu vải hoa văn chỉ có một chiều các bạn không được trở đầu chi tiết quần đâu nhé

Bây giờ đến phần áo.
Vẽ thân sau trước nhé!



- Xếp biên vải vào mặt phải vào trong mặt trái ra ngoài. Đo vào từ nếp gấp đo vào đến biên khoảng M/4+3+2=88/4+3+2=27cm.
Đầu tiên bạn phải vẽ các đường tương ứng 1, 2,3, 4,5,6
- Đặt nếp gấp quay vào phía trong người cắt, bắt đầu từ đường lai áo. Ta vẽ một đường ngang xác định điểm A1
- Từ đường 1 đo lên 3cm( Đường may lên lai áo), đây tùy thuộc vào bạn muốn lên lai bao nhiêu.
- Từ đường 2 đo lên dài áo = AB = 60cm.
- Chồm vai = BC = 4cm
- Ngang vai = CC1 = 19cm. vì CC1 có thể thay đổi tùy bạn may tay sát nách hoặc tay dún. Ở đây mình vẽ cho áo có tay. Nếu áo sát nách chỉ cần chỉnh sửa ngang vai một chút, mình sẽ hướng dẫn sau.
- C1C2=3cm. C1C2 có thể thay đổi tùy vào người có vai thường, vai ngang, hoặc vai xuôi.
- Hạ nách = C2D2 = 19cm
- Hạ eo = CE = 36cm
- Vào cổ = CC3 = 9-10cm. Tùy thuộc vào bạn may cổ áo lớn hay nhỏ.
- Hạ cổ = CC4 = 4-9. tùy bạn muốn cổ sau rộng hay không.
- Ngang ngực DD3 = N/4 = 84/4= 21.
- Ngang eo EE1=DD3-1=20
- Ngang mông AA2=M/4+3 cử động. Áo ngắn cộng cử động ít, áo dài cộng nhiều. từ 2-4cm
- Khi cắt các bạn chỉ cần chừa đường may 2cm ở phần sườn áo A2E1D3
Vẽ pen áo
- Pen áo khi nào bạn cắt thân sau rồi mới vẽ. Nếu bạn không muốn may pen mà vẫn muốn áo mặc ôm thì khi ngang eo bạn phải trừ thêm EE1=DD3-2
- Từ nếp gấp đôi đo vào 8.5 cm. kẻ một đường // nếp gấp đôi. Xác định đường may pen.
Thân trước
Mình cắt cổ trái tim nhé!


- Bạn đặt thân sau lên giấy báo, sang dấu thân sau lên giấy báo, rồi chỉnh sửa lại một vài chổ là xong. Chỉ khác nhau hạ cổ, nách, và sa vạt, cả hạ đầu pen nữa
Vẽ vai áo:
- Từ vai thân sau đo xuống 2cm. Đo vào cổ bằng vào cổ thân sau. Sau đó lấy vai thân sau bằng vai thân trước.
Vẽ cổ áo:
- Vào cổ bằng thân trước
- Hạ cổ: Từ đầu vai đo xéo đến mép vải gấp đôi, xéo 18-19cm. Đây là độ xéo trung bình, khi bạn thích mặt áo cổ rộng( cổ xệ) thì bạn có thể xéo đến 20cm. Sau đó đánh cong khoảng giữa 1.5 cm.
Vẽ nách áo:
- Nách áo thân trước sẽ được khoét sâu hơn thân sau.
Vẽ lai áo: Tùy theo dáng người mà sa vạt nhiều hay ít
- Người bình thường sa vạt 1cm
- Người ưỡn ngực hoặc bụng to: sa vạt 2cm
* Người gù lưng hoặc lưng tôm: sa vạt không nằm ở thân trước mà nằm ở thân sau từ 1-2cm .
- Bạn nhìn thấy hình màu xanh là thân trước, nách áo được khoét thêm vào 0.5-1cm sâu hơn, cổ áo thì tùy vào bạn may cổ gì, sa vạt thì dài hơn 1.5cm. Khi vẽ xong thân trước nhớ đo lại đường ráp vai có bằng không
- Từ rập thân này bạn có thể tùy chỉnh để may các kiểu áo khác nhau.

Tay áo

Tay ngắn hay tay dài có cách vẽ giống nhau, chỉ khác số đo dài tay và cửa tay. Cách mình vẽ không cần chừa đường may.

Không có nhận xét nào: